Sáng 30-5 UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ hợp long cầu Vĩnh Tuy 2.
Đây một trong những dự án trong danh mục công trình trọng điểm của thành phố, nhằm hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai 2. Dự án hoàn thành sẽ giảm tải cầu hiện hữu - điểm thường xuyên ùn tắc, tăng cường lưu thông giữa hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải đang tăng cao giữa trung tâm thủ đô với khu vực phía bắc và đông bắc thành phố.
Hợp long cầu Vĩnh Tuy 2 - Giai đoạn 2

Cầu Vĩnh Tuy 2 khởi công tháng 1/2021, song song với cầu Vĩnh Tuy 1 (hoàn thành năm 2010), với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là 2.055 tỷ đồng. Công trình dài 3,5 km, điểm đầu giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai (quận Hai Bà Trưng), điểm cuối giao đường Long Biên - Thạch Bàn (quận Long Biên).
Cầu rộng hơn 19 m, quy mô 4 làn xe, bao gồm ba làn ôtô và một làn xe hỗn hợp. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Vĩnh Tuy (bao gồm hai cầu) sẽ là cầu có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội với 8 làn ôtô. Sau khi hoàn thành giai đoạn 2, Vĩnh Tuy (bao gồm hai cầu) sẽ là cầu có chiều rộng mặt cắt ngang lớn nhất Hà Nội với 8 làn ôtô.
Hợp long cầu Vĩnh Tuy 2 - Giai đoạn 2

Công trình có 4 trụ dưới sông, việc thi công từng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dòng chảy. Mặt bằng thi công là sông nên đơn vị thi công từng sử dụng công nghệ đúc hẫng. 10 sà lan 1.000 tấn chở vật liệu, ba trạm trộn bêtông cùng nhiều máy móc, thiết bị khác trên bờ được huy động để thi công trụ cầu. Công ty Cổ phần VIMECO, là một trong những đơn vị mũi nhọn tham gia thi công nhiều hạng mục quan trọng của cây cầu huyết mạch trọng điểm này.
Hợp long cầu Vĩnh Tuy 2 - Giai đoạn 2

Cầu Vĩnh Tuy 2 hướng về trung tâm thành phố. Dự kiến ngày Quốc khánh 2/9 tới, cầu thông xe toàn tuyến. Sau khi thông xe, cầu sẽ tổ chức giao thông một chiều theo hướng nội thành ra ngoại thành, trong khi cầu Vĩnh Tuy 1 theo hướng ngược lại. Khi hoàn thành cầu sẽ khớp nối với Vành đai 2 trên cao sẽ tạo thành trục giao thông hoàn chỉnh từ trung tâm Hà Nội tới khu vực phía bắc và đông bắc thành phố.
Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thủ đô sẽ có thêm 10 cầu qua sông Hồng, gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (Vành đai 4), Thăng Long mới (Vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).